Sỏi mật và lợi thế điều trị từ Đông y

Sỏi mật là một bệnh phổ biến tại nước ta song thường bị chẩn đoán muộn. Điều này được lý giải bởi quá trình lắng đọng và kết tụ sỏi kéo dài trong nhiều năm hầu như không triệu chứng. Chỉ tới khi sỏi di chuyển hoặc gây viêm, gây cản trở sự lưu thông của dịch mật thì các triệu chứng mới xuất hiện.

TS.Bs Đinh Quý Lan – chủ tịch hội gan mật Việt Nam cho biết: Phần lớn bệnh nhân bị sỏi mật nhập viện buộc phải can thiệp ngoại khoa là do biến chứng gây nên. Triệu chứng ban đầu thường rất mơ hồ như khó tiêu, đầy bụng sau ăn, cảm giác tức vùng rốn bên phải, đau nhẹ vùng thượng vị và hạ sườn phải... Nặng hơn là các cơn đau quặn gan, đau dữ dội vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng và lên vai phải, thỉnh thoảng có thể có những đợt sốt ớn lạnh, những đợt vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, buồn nôn... Lúc này việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, sỏi mật có thể gây hoại tử túi mật, thấm mật phúc mạc gây viêm phúc mạc mật, dò mật vào ống tiêu hóa, áp xe gan đường mật, viêm tụy cấp, chảy máu đường mật, xơ gan do ứ mật lâu ngày... Trường hợp nặng có thể bị tử vong do sốc, do nhiễm khuẩn huyết.

Tái phát sỏi – vấn đề nan giải với cả bệnh nhân và thầy thuốc trong điều trị sỏi mật được TS Đinh Quý Lan giải thích bởi việc rối loạn chuyển hóa sắc tố mật, muối mật; tình trạng ứ trệ do viêm nhiễm, sự vận động của đường mật kém hiệu quả. Sau khi loại sỏi nếu người bệnh thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy hay bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán) cũng là nguyên nhân gây tái phát. Ngoài ra, còn có hiện tượng sỏi tái phát cơ địa – người bệnh không có các yếu tố trên song sỏi liên tục tái phát sau các lần mổ.

Theo đông y, sự hình thành sỏi nguyên nhân không chỉ là sự ứ trệ tại hệ thống đường mật mà còn liên quan mật thiết tới sự mất cân bằng chuyển hóa tại can (gan), sự hoạt động kém hiệu quả của tỳ vị (hệ tiêu hóa). Tương ứng với nguyên nhân hình thành sỏi thì đông y có các phép trị bệnh như: "sơ can"– tăng cường chức năng gan, (diệp hạ châu); "lợi đởm'' – lợi mật (uất kim, kim tiền thảo); "hành khí chỉ thống" – giảm ứ trệ, giảm đau (uất kim, chi tử); "thanh nhiệt lợi thấp" – kháng khuẩn kháng viêm (hoàng bá, sài hồ) và "bài thạch" – làm nhỏ sỏi (kim tiền thảo). Các bài thuốc y học cổ truyền có hiệu quả rõ rệt nhất với các trường hợp viêm túi mật và sỏi mật thông thường (khí trệ) hoặc có vàng da, sốt (thấp nhiệt). Với sự tác động lên nhiều mặt của vấn đề, luật cộng hưởng từ đông y đem lại giải pháp toàn diện và giải quyết tận gốc sỏi mật, thích hợp sử dụng với tất cả các bệnh nhân sỏi mật, đặc biệt các trường hợp không có chỉ định mổ và sau khi phẫu thuật để ngừa tái phát.

St