Nhung hươu

Tên gọi: Nhung hươu

Xuất xứ: Xibiri – LB Nga

Phân loại: Nhung hươu khô nguyên cặp và thái lát

Công dụng:

Nhung hươu là một trong bốn thượng dược (nhung, sâm, quế, phụ) có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người. Theo y học cổ truyền, nhung hươu vị ngọt, tính ấm, vào 4 kinh: can, thận, tâm, tâm bào, có tác dụng ôn thận, tráng dương, bổ tinh khí, bổ máu, làm mạnh gân xương, làm giảm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Theo Tây y, nhung hươu có tác dụng bổ toàn thân, sảng khoái tinh thần, làm vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, tạo huyết, bổ tim, ảnh hưởng tốt đến chuyển hóa các chất protid, glucid… dùng chữa các chứng bệnh do thận dương không đủ, nam giới liệt dương, đái són, váng đầu, đau lưng, mỏi gối, trẻ em chậm lớn, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều, chảy máu tử cung, bạch đới…

Cách dùng: Nhung hươu khô tán thành bột để nơi khô ráo và dùng hàng ngày theo các cách sau:

1. Nhung hươu khô nấu cháo:

Cho 1 thìa caffe bột nhung hươu vào bát cháo nóng, khuấy đều và ăn ngay. Ngày dùng 2 lần ăn sáng và trước khi đi ngủ.

2. Nhung hươu khô dùng như trà:

Cho nửa muỗngcaffe bột nhung hươu vào một ly nước sôi nóng và khuấy đều, chờ khoảng 3 phút là có thể dùng được. Có thể cho thêm mật ong vào để cho thơm ngon hơn. Chú ý: uông cả bã nhung hươu.

3. Nhung hươu khô ngâm mật ong:

Cứ 10g bột nhung hươu khô cho vào 1 lít mật ong rừng, khuấy đều. Ngâm khoảng 10 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng 2 lần: Sáng và trước khi đi ngủ.

4. Nhung hươu khô cho vào canh:

Cho1/2 thìa caffe bột nhung hươu khô vào chén canh nhỏ, đun sôi khoảng 3 phút và dùng ngay.

Ngoài ra, còn có nhiềi cách chế biến nhung hươu nữa khi ta kết hợp với các dược liệu khác.

Lưu ý: Riêng đối với người tăng huyết áp thì không nên dùng hoặc phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Tác dụng của thuốc tùy thuộc vào thể trạng của từng người