Món ăn bổ dưỡng từ Đông trùng hạ thảo

Sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi Đông trùng hạ thảo là vị thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực, có tác dụng ‘Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm’ , ‘Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ’, ‘Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân’; là loại thuốc ‘Tư bổ dược thiện’, có thể chữa được ‘Bách hư bách tổn’. Là vị thần dược mà các vua chúa thời xưa tin dùng. Đông trùng hạ thảo, tốt nhất là dùng cùng với các đồ ăn thường ngày, nhưng Đông trùng hạ thảo nên sử dụng thế nào mới có lợi nhất cho bản thân, nếu căn cứ vào tình trạng sứ khỏe của bản thân để đưa ra các biện pháp ăn uống bồi bổ đem lại tác dụng trị bệnh hiệu quả nhất. Chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ dưới đây để các bạn tham khảo:

1. Đông trùng thảo hầm gà ác:

 

 

Đông trùng hạ thảo 5g, gà ác 250g bỏ nội tạng, vặt sạch long, đem gà ác trần qua nước sôi vớt ra, đem 1 nửa Đông trùng thảo nhét vào bụng gà, một nửa còn rắc bên ngoài gà, cho nước canh gà, thêm gừng tươi, hành tươi, tỏi, hồ tiêu, muối ăn rồi hầm đến chín nhừ là có thể dùng được. Cách dùng này có công dụng lợi cho gan thận, bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt và ngừng băng huyết, đặc biệt thích hợp dùng cho những phụ nữ kinh nguyệt không đều, băng huyết.

2. Canh cá nước ngọt, táo đỏ, Đông trùng hạ thảo:

 

 

Đông trùng hạ thảo 5g, cá nước ngọt 500g, táo đỏ (bỏ hạt) 10 quả, gừng tươi vừa đủ. Cá làm sạch vẩy, bỏ nội tạng rửa sạch, gừng thái lát. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, cho nước sôi vừa đủ, cho lửa nhỏ hấp cách thủy trong 2 tiếng, sau khi chín nêm vừa ăn, cách dùng này có tác dụng dưỡng âm bổ thận, bồi bổ cơ thể cường tráng, bổ khí huyết.

3. Đông trùng hạ thảo om ba ba:

Ba ba khoảng 500kg, bỏ đầu, chân, mai, cắt thành 4 khúc cho vào bát tô, cho 5g Đông trùng hạ thảo, 30g táo đỏ, thêm gia vị, muối, hành, gừng, tỏi và canh gà (1lit) om cách thủy cho đến khi chín nhừ là có thể dùng được. Canh này có tác dụng dưỡng âm ích khí, bổ khí tráng tinh, thích hợp dùng cho các triệu chứng thận hư dẫn đến liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, lãnh cảm; kinh nguyệt không đều, băng huyết và ốm dậy, cơ thể suy nhược sau khi sinh, mệt mỏi, tinh thần suy sụp, mất ngủ triền miên, chán ăn, thiếu máu, các triệu chứng tổng hợp kéo dài.

4. Canh Đông trùng hạ thảo, thịt gà:

Đông trùng hạ thảo 5g, thịt gà 250g. Thịt gà thái miếng nhỏ, cho vào nồi cùng Đông trùng hạ thảo, thêm gừng tươi, tỏi, hành, hồ tiêu, rượu vang và nước vừa đủ, lửa to đun sôi, rồi đun nhỏ lửa hầm cho đến khi thịt gà chín nhừ, thêm muối cho vừa ăn, dùng với cơm.

Cách làm này có công dụng bồi bổ hư tổn, ích ngũ tạng, thích hợp dùng cho các các chứng bệnh hư dương hoặc hư lao dẫn đến các triệu chứng hư nhược khác.

5. Canh Đông trùng hạ thảo thịt dê:

Thịt dê 500g, rửa sạch sắt miếng rồi trần qua trong nồi nước sôi, cho vào nồi đất cùng 5g Đông trùng thảo, 30g hoài sơn dược, 15g cầu kì tử, 30g táo ngọt, 6g gừng tươi, thêm nước vừa đủ, dùng lửa to đun sôi rồi chuyển dùng lửa nhỏ om cho đến khi thịt dê chín nhừ, thêm bột ngọt và muối cho vừa ăn. Loại canh này có công dụng điều hòa bổ gan thận, ích tinh tráng dương, thích hợp dùng cho phụ nữ gan thận hư, âm đạo lạnh khó mang thai và nam giới tinh ít, dương nuy (liệt dương), xuất tinh sớm, lưng đau gối mỏi, tiểu đêm nhiều lần, chóng mặt mắt mờ, tim đập nhanh mất ngủ, đổ mồ hôi tự nhiên và đổ mồ hôi trộm, v.v…

6. Canh Đông trùng hạ thảo, bạch cập:

 

Trước tiên lấy 5g Đông trùng thảo, 20g bạch chỉ, 20g hoài sơn dược nghiền thành bột mịn, trộn đều rồi cho vào nồi, thêm nước vừa đủ và đường phèn, dùng lửa to đun sôi rồi dùng lửa nhỏ đun khoảng 10 phút thành canh là có thể dùng được, mỗi ngày dùng 2 lần. Cách làm này có tác dụng bổ thận nhuận phổi, bổ hư ích tinh, dùng chữa âm hư, khó thở, ho lao, ho khan, thiếu máu, ra mồ hôi tự nhiên và đổ mồ hôi trộm, di tinh, liệt dương, đau lưng mỏi gối v.v…

7. Cháo Đông trùng thảo, kỳ dược:

 

Đông trùng thảo3g, hoàng kỳ 20g, sơn dược20g, gạo nếp100g; lấy hoàng kỳ sắc thành thang thuốc, lọc cặn lấy nước, sau đó cho trùng thảo, sơn dược, gạo nếp vào nước thuốc nấu thành cháo, ăn vào buổi sáng và buổi tối. Cháo này tác dụng cải thiện tì vị, suy nhược, mệt mỏi, máu nhiễm mỡ v.v…

8. Canh dưỡng nhan:

 

Dùng 5g Trùng thảo, 100g hồ đào bỏ hạt, 1 con gà ác, táo đỏ, gừng tươi vừa đủ, thêm nước vừa đủ rồi om, canh này có công dụng điều hòa âm dương, bổ khí dưỡng huyết, làm đẹp, tăng cường gân cốt, đặc biệt thích hợp với những phụ nữ trung niên.

9. Trùng thảo vịt:

Nguyên liệu:một con vịt đực già khoảng 1500g, đông trùng hạ thảo 5g

Cách làm:giết vịt rồi bỏ tiết, vặt lông, rạch từ phần bụng xuống hậu môn, bỏ nội tạng, rồi rửa sạch vịt, bổ đầu vịt rồi nhét Đông trùng thảo vào đầu vịt, cổ vịt (hoặc dùng đũa chọc một vài cái lỗ nhỏ trên lưng hoặc ức vịt, nhét Đông trùng thảo vào từng lỗ), rồi cho vào bát, cho lượng vừa đủ các gia vị rượu vang, gừng tươi, tỏi, hồ tiêu, muối ăn vào trong bụng vịt và sát bên ngoài, sau đó đổ nước dùng lên, cho vào nồi om chín là có thể ăn được. Cách dùng này là cách dùng được rất nhiều thầy thuốc đông y nổi tiếng từ xưa tới nay khuyên làm, nó có tác dụng bổ thận ích tinh, ích phế bình xuyễn, bổ hư trị tổn, thích hợp dùng cho các chứng bệnh như thận hư, phế hư, hen xuyễn, suy nhược sau khi sinh, cơ thể suy nhược do tuổi già.

10. Bồ câu hầm Đông trùng hạ thảo:

Món ăn này thích hợp cho những người thận tinh hư tổn, hay quên, chóng mặt, chân tê dại rã rời, lưng đau mỏi.

Nguyên liệu:2 con chim bồ câu, 15g đông trùng hạ thảo, 15g hoài sơn, 10g long nhãn, 10g mộc nhĩ trắng, 15g hạt sen, gừng, đường phèn.

Cách làm:chim bồ câu bỏ nội tạng, làm sạch lông để ráo nước. Hạt sen cho vào nồi luộc qua, dùng đũa khuấy nhanh, bóc bỏ vỏ ngoài. Mộc nhĩ trắng ngâm trong nước ấm, rửa sạch. Hạt sen và chim cho vào bát hấp, trên rắc một lớp gừng rồi cho tiếp đông trùng hạ thảo, hoài sơn, long nhãn, mộc nhĩ trắng và đường phèn vào. Đổ nước sôi vào gần đầy bát thì đậy lại, cho bát vào nồi nước sôi hầm cách thủy trong 3 giờ là dùng được.

St.

Lưu ý: Tác dụng của thuốc tùy thuộc vào thể trạng của từng người